cach-xu-ly-khi-binh-gas-phat-no

Cách xử lý khi bình gas phát nổ

Admin 26/05/2020

Bình gas cháy có nổ không và cách xử lý cháy bình gas. Nếu bất ngờ nhìn thấy bình gas nhà mình bốc cháy với ngọn lửa xì mạnh thì đừng vội lo lắng mà hãy thực hiện các thao tác đơn giản sau đây.

Khi nhìn thấy bình gas nhà mình bất ngờ bốc cháy, nhiều người tỏ ra sợ hãi và tìm cách chạy thoát thân càng nhanh càng tốt và sau đó là gánh chịu những thiệt hại mà vụ nổ đã gây ra.

Tuy nhiên, mới đây một clip về cách xử lý bình gas cháy nổ đã được đăng tải trên mạng thu hút sự chú ý rất lớn từ cộng đồng mạng. Việc xử lý bình gas cháy nổ không hề phức tạp mà trái lại nó còn vô cùng đơn giản với những thao tác và vật dụng dễ kiếm.

Khi thấy bình gas xì hơi lửa, động tác đơn giản nhất là nhanh chóng lấy một tấm vải trùm vào tay rồi nhanh chóng chạy lại nơi bình gas khéo kéo vặn kín van gas để ngọn lửa tắt dần. Van gas là con đường gas thoát ra nếu ngăn được con đường này thì bình gas sẽ không phát nổ.

Theo như đoạn clip chia sẻ, hầu hết những người tham gia cuộc thử nghiệm đều nhận xét phương pháp này "quá đơn giản", vô cùng dễ thực hiện.

Tuy nhiên, lực lượng chức năng cũng khuyến cáo người tham gia xử lý cháy nổ bình gas phải hết sức cẩn thận vì khi khí gas thoát ra ngoài bốc cháy có áp suất rất lớn, nếu không khéo léo trong thao tác khóa van gas, người xử lý có thể gặp chấn thương,bị bỏng cực kỳ nặng.

Như chúng ta đã thấy, tai nạn do cháy nổ gas diễn ra hàng ngày. Trên các báo và trang thông tin, cách vài ngày lại có tin một vụ nổ mà nạn nhân có thể bị bỏng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Vụ nổ gas gây chết người ngày 18/10/2015 là một minh chứng, vụ nổ khí gas thương tâm xảy ra ở quận Tân Phú (TP HCM) đã khiến hai mẹ con thiệt mạng. Nguyên nhân ban đầu được xác định do bất cẩn khi dùng gas.

Lo lắng bếp gas không an toàn mà nhiều gia đình chuyển sang nấu bếp điện, bếp từ, chấp nhận chi phí cao hơn. Hoặc có những gia đình vừa đun bếp gas vừa... run vì sợ. Trên thực tế, chỉ cần trang bị hiểu biết bạn vẫn có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sạch, chi phí phải chăng này.

Khi các hộ gia đình dùng gas, cần hiểu bản thân khí gas rò rỉ không gây cháy nổ. Nguyên lý cháy nổ là do khí gas kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy và chỉ cần ở trong nhiệt độ cao phù hợp hoặc có tia lửa phát ra khi bật công tắc bật đèn, quạt, điện thoại, giày cao gót có kim loại tiếp với mặt sàn... thì rất dễ xảy ra cháy nổ lớn.

Thông thường các vụ nổ khí gas thường xảy ra khi:

Dây dẫn nối bình gas với bếp được xem là nguyên nhân dễ gây ra cháy nổ gas nhất. Làm từ chất liệu cao su, dây dẫn có thể bị rò rỉ sau một thời gian sử dụng lâu, hoặc do bị gập xoắn, dầu mỡ rơi bắn vào, chuột cắn...

Để đảm bảo an toàn, nên mua dây dẫn chính hãng. Kiểm tra dây thường xuyên, tránh để dây gập, xoắn. Thay mới theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Gioăng van không kín, van hỏng, lỏng; các mối nối giữa dây dẫn với bình gas và bếp lỏng lẻo cũng là nguyên nhân gây rò rỉ gas.

Trong trường hợp này cần phải kiểm tra chỗ nối van điều áp và bình hay van với ống dẫn, bằng cách thử bằng bọt xà phòng. Thay van mới nếu nó đã cũ, hỏng và xiết chặt các mối nối để đảm bảo an toàn.

Không khóa gas sau khi đun nấu hoặc khóa sai quy trình. Nhiều bà nội trợ tắt bếp rồi mới khóa van bình gas, mà không biết gas vẫn còn trong đường ống dẫn. Cũng có những trường hợp chỉ khóa bình gas mà không tắt bếp dẫn tới gas khóa chưa kỹ bị rò rỉ ra ngoài...

Quy trình đúng là khóa van bình lại, sau đó chờ lửa đốt hết phần gas còn trong ống dẫn rồi tắt bếp về đúng vị trí.

Vô ý khi đun nấu: Đun nấu bằng bếp gas nên tránh gió thổi trực tiếp vào bếp. Không để giấy tờ, giẻ bắc nồi, chai nhựa cạnh bếp để tránh bị bắt lửa. Tuyệt đối không để thuốc diệt côn trùng gần ngọn lửa, không được xịt thuốc dưới gầm bếp hoặc gần bếp lửa đang cháy.

Bình gas cháy có nổ không và cách xử lý cháy bình gas: Quy trình đúng là khóa van bình lại, sau đó chờ lửa đốt hết phần gas còn trong ống dẫn rồi tắt bếp về đúng vị trí

Một lỗi bất cẩn từ người sử dụng nữa là để không chú ý đến bếp khi đun nấu. Nhiều trường hợp quên bếp đang đun, dẫn đến nồi bị cháy khét, để gió tạt hoặc nước trào xuống bếp gây tắt lửa, trong khi gas vẫn bơm ra liên tục mà không được đốt cháy.

Để đảm bảo an toàn, nên đặt bình cách bếp tối thiểu 1 - 1.5m, ở chỗ thoáng để dễ ngửi được mùi khi có rò rỉ.

Bình gas, bếp gas cũ, kém chất lượng: Việc nổ gas do bình hiếm xảy ra, trừ trường hợp bình gas bị sang chiết trái phép, không đảm bảo chất lượng, bình đã quá hạn sử dụng nhưng không được thu hồi về nhà sản xuất mà vẫn quay vòng. Nổ gas do bếp cũng ít xảy ra, nhưng việc đun nấu bằng các bếp đã cũ, hoen rỉ, bếp để bẩn, mâm chia lửa sai khớp... cũng dễ dẫn đến rò rỉ gas, gây nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn, người dân nên mua bình gas, bếp gas mới của các thương hiệu. Vệ sinh bếp gas sạch sẽ, thường xuyên sẽ giúp tiết kiệm gas và phát hiện các trục trặc nếu có.

- Khi ngửi thấy mùi gas, trước tiên cần khóa van bình gas lại, sau đó nhanh chóng mở cửa, nhất là các cửa phía trên để tạo đối lưu cho khí gas thoát đi và hạ nhiệt độ phòng. Dùng các phương pháp thủ công để quạt bớt mùi gas (như quạt nan, bìa giấy), nếu quạt máy đang mở thì vẫn cứ để nguyên.

- Tuyệt đối không được bật, tắt các thiết bị điện như bóng điện, quạt máy, không nghe điện thoại, đi giày cao gót có đế kim loại, nổ xe máy, đánh bật lửa, diêm.... bởi chúng sẽ sinh ra tia lửa điện gây nổ.

- Trong trường hợp không xử lý được mùi gas, không khóa được van gas hoặc có đám cháy thì phải nhanh chóng chạy khỏi hiện trường và gọi cho nhà cung cấp gas hoặc 114.

- Mọi gia đình có thể áp dụng cách kiểm tra gas bị rò rỉ bằng xà phòng và nên tiến hành thường xuyên: Lấy bọt xà phòng giặt hay rửa bát, phủ kín toàn bộ thân van gas, dây gas. Sau đó quan sát xem có hiện tượng sủi bọt bong bóng hay không, nếu có tức là van gas hoặc dây gas đã bị rò rỉ. Nên thử cả trường hợp đóng và mở van gas.

Đoạn clip sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công tác xử lý bình gas cháy nổ trong tầm tay.